Thời gian gần đây, tội phạm công nghệ cao ngày càng hoạt động tinh vi với những chiêu trò lừa đảo mới, đồng thời đan xen, kết hợp nhiều hình thức khác nhau, gây thiệt hại nặng nề, khiến nhiều người sập bẫy và rất khó đề phòng.

Trong bối cảnh chuyển đổi số, môi trường mạng mang lại nhiều tiện ích nhưng cũng ẩn chứa không ít rủi ro. Tội phạm lợi dụng sự chủ quan của người dùng để thu thập, đánh cắp thông tin, từ đó dựng lên những kịch bản giả mạo tinh vi, gây dựng lòng tin và dẫn dụ nạn nhân vào bẫy nhằm chiếm đoạt tài sản. Nhằm giúp nhận diện và chủ động bảo vệ mình trước những rủi ro này, người dân cần thường xuyên theo dõi tin tức, nắm rõ các hình thức lừa đảo phổ biến và chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh hiệu quả.

1. Các bước lừa đảo thường thấy

  • Mạo danh: Tạo tài khoản mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok…) với tên gần giống với thương hiệu các tổ chức tài chính uy tín; mạo danh là cán bộ nhà nước (cảnh sát khu vực, cán bộ thuế…), nhân viên tổ chức tín dụng, nhân viên mạng viễn thông, giao hàng…
  • Tiếp cận: Nhắn tin, gọi điện cho khách hàng, lấy lý do hỗ trợ giải quyết vấn đề (ví dụ: yêu cầu hỗ trợ để thanh toán khoản vay, khách hàng trúng thưởng 1 quà tặng có giá trị cao, yêu cầu xác minh tài khoản…); Quảng cáo vay tiền với thủ tục đơn giản, lãi suất thấp nhưng yêu cầu đóng phí “bảo hiểm” hoặc “tiền giải ngân” trước; Sử dụng các cách thức đe dọa, áp lực tâm lý như khống chế, hăm dọa, nói dối về việc có liên quan đến các vụ án đang điều tra để tạo áp lực và đánh vào sợ hãi của nạn nhân.
  • Đánh cắp thông tin và chiếm đoạt: Gửi đường dẫn lừa đảo hoặc yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân (CMND/CCCD, số tài khoản, OTP…) để chiếm đoạt tiền. Các ứng dụng giả mạo sẽ yêu cầu nạn nhân cấp quyền truy cập thiết bị hoặc chứa mã độc có khả năng thu thập thông tin (như: sinh trắc học, tài khoản đăng nhập ngân hàng điện tử…); chiếm đoạt thông tin cá nhân sử dụng cho mục đích xấu như phạm pháp, vay khống, tống tiền…; điều khiển thiết bị thực hiện giao dịch chuyển tiền từ tài khoản nạn nhân sang tài khoản của đối tượng. Hoặc đối tượng có thể trực tiếp tạo áp lực, đe dọa, yêu cầu chuyển tiền vào một tài khoản cụ thể hoặc cung cấp thông tin cá nhân như số thẻ tín dụng, số căn cước công dân, mã số bảo mật và các thông tin nhạy cảm khác. Điều này nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

2. Khuyến cáo phòng tránh 

Để phòng tránh rủi ro chiếm đoạt thông tin và tài sản, người dân cần chủ động:

Luôn kiểm tra tính xác thực của yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, các trang, tài khoản mạng xã hội, website trước khi tương tác, bằng cách liên hệ trực tiếp đến các kênh chính thức của cơ quan nhà nước, ngân hàng, tổ chức.  Đối với CEP các kênh thông tin chính thức gồm:

❌ Tuyệt đối không:

  • Chia sẻ mật khẩu, OTP…. qua mạng xã hội, email hoặc tin nhắn cho bất kỳ ai dưới bất kỳ hình thức nào qua kênh mạng xã hội, kể cả cá nhân tự xưng là công an hoặc nhân viên ngân hàng.
  • Tải ứng dụng từ link lạ, file APK hoặc QR code không rõ nguồn gốc.
  • Click vào đường dẫn (link) nghi ngờ.
  • Chuyển tiền theo yêu cầu của cuộc gọi/tin nhắn mà chưa xác minh.

🔒 Biện pháp bảo mật bổ sung:

  • Cài đặt phần mềm diệt virus cho điện thoại.
  • Bật xác thực 2 lớp (2FA) cho tài khoản ngân hàng.
  • Kiểm tra kỹ tên miền website và tài khoản mạng xã hội

3. Xử lý khi nghi ngờ bị lừa đảo trong các hoạt động giao dịch tài chính

  • Ngay lập tức ngắt kết nối với đối tượng.
  • Gọi ngay đến tổng đài của công ty, tổ chức tài chính để báo cáo tình hình hoặc xác nhận thông tin.
  • Tố cáo đến Cơ quan Công an gần nhất hoặc qua ứng dụng VNeID nếu phát hiện lừa đảo.

Tham khảo thêm 24 hình thức lừa đảo phổ biến trên báo Thị trường tài chính tiền tệ:

https://thitruongtaichinhtiente.vn/24-hinh-thuc-lua-dao-tren-khong-gian-mang-62148.html